CHI BỘ 3 ĐẢNG BỘ ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM TỔ CHỨC CHUYẾN ĐI VỀ NGUỒN “TỪ R ĐẾN BIỆT ĐỘNG THÀNH”

Chi bộ 3 Đảng bộ Đoàn Luật Sư TP.HCM tổ chức chuyến đi về nguồn “Từ R đến Biệt động thành”

Trong hai ngày 25-26/5/2024, Chi bộ 3 thuộc Đảng bộ Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến đi về nguồn với chủ đề “Từ R đến Biệt động thành” cho đảng viên chi bộ 3.

Chuyến đi về nguồn với chủ đề “Từ R đến Biệt động thành” cho đảng viên chi bộ 3.

Đoàn do Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là đảng viên của Chi bộ đã đến thắp hương, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ thuộc lực lượng Biệt động Sài Gòn– Gia Địnhtại Bảo tàng lịch sử Biệt động Sài Gòn– Gia Địnhtrên đường Trần Quang Khải, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển và những chiến công hiển hách của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định. Theo tư liệu lịch sử lưu tại Bảo tàng, lực lượng Biệt động Sài Gòn– Gia Địnhra đời từ thời kháng chiến chống Pháp,  bắt nguồn từ những đội vũ trang, tự vệ của người dân ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Lực lượng tiền thân chính thức đầu tiên ra đời do Trung tướng Nguyễn Bình quyết định hợp nhất các nhóm vũ trang trong nội đô để thành lập Ban Công tác Thành vào tháng 3/1946.

Đoàn về nguồn chi bộ 3 dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Sau năm 1954, các ban Công tác Thành phố về danh nghĩa đều được giải thể. Sau khi Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho phép lực lượng kháng chiến miền Nam được phép chuyển sang đấu tranh vũ trang cùng với đấu tranh chính trị, Quân Giải phóng tại miền Nam tái tập hợp và xây dựng lại lực lượng vũ trang, đặc biệt chú trọng phát triển lực lượng vũ trang nội đô. Đến năm 1963, 4 đơn vị biệt động cấp quân khu được thành lập, gồm 65, 67, 69 và bộ phận trinh sát hoạt động ở nội thành. Một năm sau, thành lập thêm các đội 66, 68.

Các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã để lại những chiến công vang dội như trận đánh chìm tàu sân bay hộ tống USS Card (CVE-11), khách sạn Caravelle, cư xá Brink… Đặc biệt, Biệt động Sài Gòn đã tham gia trận Tổng tấn công và nổi dây tết Mậu Thân đánh vào các cơ quan đầu não của địch như Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Đài phát thanh, Đại sứ quán Mỹ...

Đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển và những chiến công hiển hách của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Tại Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (Cục R) - Thủ đô của Cách mạng miền Nam, Đoàn đã đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ; thăm di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương cục Miền Nam (Ban An ninh Miền) – lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ cho sự an toàn tuyệt đối của Lãnh đạo Trung ương Cục và các đơn vị trực thuộc Trung ương Cục miền Nam. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg, công nhận Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là Di tích lịch sử - Văn hóa Quốc gia đặc biệt.

Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ viết cảm tưởng vào sổ lưu niệm.

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam hiện nay nằm tại khu vực rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh với tổng diện tích khoảng 70 ha. Theo đại diện Ban Quản lý, Khu di tích hiện nay được đầu tư và phục dựng lại nguyên bản gồm 3 phân khu chức năng: Khu di tích, khu tưởng niệm và khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên – du lịch. Nhà trưng bày của khu di tích được trưng bày 500–1.000 bức ảnh, hiện vật mô phỏng lại đời sống, sinh hoạt của các nhà hoạt động cách mạng như: Mô hình căn nhà lá của: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (Bí thư Trung ương Cục giai đoạn 1961-1964); Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Bí thư Trung ương Cục giai đoạn 1964-1967); Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (Bí thư Trung ương Cục giai đoạn 1967-1975); Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ( Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục) cùng nhiều vị lãnh đạo Trung ương Cục Miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.  

Hoạt động về nguồn “Từ R đến Biệt động thành”là dịp để các Luật sư, đảng viênghi nhớ và khắc ghi truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hoạt động về nguồn “Từ R đến Biệt động thành”cho đảng viên chi bộ 3 là dịp để các Luật sư, đảng viênghi nhớ và khắc ghi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống Nước Nhớ Nguồn”. Đồng thời, phát huy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam để giữ mãi bản sắc dân tộc.

HỒNG NHÍ (Bài viết đã được đăng trên tạp chí Luật sư Việt Nam)


Tin tức khác


   Trang sau >>

Tin - bài mới cập nhật













   SỐ LƯỢT TRUY CẬP

9,428,297