ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH TIẾP ĐOÀN CÔNG TÁC LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ NHẬT BẢN

(ĐLSTP. HCM):Vào chiều ngày 15 tháng 3 năm 2025, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh (HCBA) đã tiếp Đoàn công tác của Liên đoàn Luật sư Nhật Bản, đếnthăm và tìm hiểu về Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật Bản tìm kiếm cơ hội hợp tác với thành viên Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Về phía Đoàncông tác Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh có16 thành viên doLuật sư Trương Trọng Nghĩa, Phóchủ nhiệm làm trưởng đoàn; các phó chủ nhiệm Luật sư Nguyễn Hải Nam, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Luật sư Hà Hải; các uỷviên Ban Chủ nhiệm: Luật sư Phan Thị Hồng Điểm, Luật sư Phùng Anh Chuyên; cùng các luật sư thuộc Câu lạc bộ Luật sư Thương mại quốc tế, Câu lạc bộ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, quýluật sư đại diện mộtsố công ty luậtchuyên trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đại diện Tạp chí Luật sư Việt Nam.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa phát biểu khai mạc và giới thiệu Đoàn công tác Đoàn LS TP. HCM.

 

Về phía Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật Bản, Đoàn có 9 thành viên do Luật sư Abe Yoshikazu, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Hợp tác Quốc tế Liên đoàn Luật sư Nhật Bản làm Trưởng đoàn.  Cùng tham gia Đoàn có 5 luật sư thành viên Uỷ ban Hợp tác Quốc tế là luật sư Ikeuchi Masatoshi, luật sư Oyama Futoshi, luật sư Matsuo Nobuhiro, luật sư Hongo Azusa, luật sư Tsukahara Masanori; 03 luật sư là thành viên thuộc Nhóm công tác hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở nước ngoài của Liên đoàn Luật sư Nhật Bản là luật sư Fuchinabe Yoshihiko, luật sư Muto Yoshiaki, luật sư Miyatake Atsushi.

Giới thiệu về Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh và Liên đoàn Luật sư Nhật Bản

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm đã giới thiệu về Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, Đoàn luật sư được thành lập từ ngày 24/10/1989 theo Quyết định số 634/QĐ-UB của UBND TP. Hồ Chí Minh với 68 thành viên, đến nay Đoàn đã phát triển mạnh mẽ, có hơn 8.000 luật sư thành viên trong đó có hơn, hơn 2.000 tổ chức hành nghề và 670 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Đoàn luật sư có Ban Chủ nhiệm gồm 15 thành viên, Hội đồng Khen thưởng và kỷ luật 11 thành viên, cùng 6 ban chuyên môn, Câu lạc bộ Nữ luật sư, và Câu lạc bộ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, vừa đại diện cho đội ngũ luật sư, vừa thực hiện chức năng giám sát, đảm bảo tính minh bạch, đạo đức nghề nghiệp và chất lượng dịch vụ pháp lý. Đoàn luật sư tham gia tích cực vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý miễn phí, góp tiếng nói quan trọng trong xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp. Một số luật sư thành viên của Đoàn hiện đang là Đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và tham gia các tổ chức xã hội khác như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức.

Về phía Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật Bản, Luật sư Abe Yoshikazu, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Hợp tác Quốc tế Liên đoàn Luật sư Nhật Bản cho biết nghề luật sư ở Nhật có lịch sử hơn 200 năm. Vào năm 1949, Luật Luật sư Nhật Bản được ban hành, và Liên đoàn Luật sư Nhật Bản (Japan Federation of Bar Associstions (JFBA)) chính thức ra đời. Điểm đặc biệt là JFBA hoạt động hoàn toàn độc lập, không chịu sự quản lý của Chính phủ hay bộ ngành. Chủ tịch JFBA được bầu cử với nhiệm kỳ 2 năm. Số lượng luật sư tại Nhật đã tăng nhanh sau cải cách tư pháp, từ 19.000 luật sư vào năm 1990, đến nay đã lên 45.000 luật sư, trong đó có khoảng 9.000 luật sư nữ, chiếm 20%. Ngoài ra, các luật sư hành nghề tư cách cá nhân còn thành lập Hiệp hội Luật sư hành nghề tư cách cá nhân (Japan In-house Lawyer Association). Luật sư Nhật Bản được yêu cầu tuân thủ quy định đạo đức hành nghề rất nghiêm ngặt, thường xuyên tham gia đào tạo chuyên môn bắt buộc. Luật sư Nhật Bản hội nhập quốc tế mạnh mẽ, tham gia nhiều mạng lưới luật sư quốc tế và hợp tác chặt chẽ với luật sư các nước để hỗ trợ hoạt động đầu tư và thương mại xuyên biên giới.

Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật Bản tìm kiếm cơ hội hợp tác với thành viên Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản vừa và nhỏ đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Luật sư Tsukahara Masanori, Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật Bản giới thiệu về nhu cầu dịch vụ pháp lý và đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của  Nhật Bản. Theo đó, các DNVVN Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài mong muốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ luật pháp địa phương.  Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật bản mong muốn Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để hỗ trợ các DNVVN Nhật Bản tại Việt Nam không thông thạo anh ngữ, nguồn lực tài chính hạn chế giải quyết các vấn đề pháp lý, tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường ViệtNam.  Các luật sư hai đoàn công tác đã trao đổi về tiêu chí lựa chọn luật sư (có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên biên giới), cơ chế tính toán và cấu trúc chi phí dịch vụ pháp lý trong tư vấn, tố tụng); các giải pháp chia sẻ, tối ưu hóa và minh bạch chi phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn lực tài chính hạn chế

Luật sư Nguyễn Hải Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ ngoại giao bền chặt hơn 52 năm và đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Nhật Bản là nước đứng đầu về vốn viện trợ ODA và thuộc nhóm dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác giữa luật sư hai nước, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đang hoạt động và đầu tư tại Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là cơ hội để phát triển nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp, hội nhập quốc tế mà còn góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư và củng cố quan hệ song phương ngày càng sâu sắc, hiệu quả.

Buổi trao đổi giữa Đoàn công tác Liên đoàn Luật sư Nhật Bản và Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra trong không khí đầy cởi mở, thân tình và thiện chí hợp tác.

Thành viên hai Đoàn công tác tin tưởng những hoạt động gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm giữa hai đoàn luật sư này sẽ góp phần thắt chặt hơn mối liên hệ nghề nghiệp giữa hai Đoàn Luật sư và thành viên của hai đoàn luật sư. Hơn thế, các hoạt động này sẽ mở ra nhiều cơ hội mở rộng, phát triển nghề nghiệp, để thành viên hai đoàn luật sư cùng nhau mang lại nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói chung.

Luật sư Phan Thị Hồng Điểm

Tin tức khác


   Trang sau >>